10-buoc-chuan-bi-de-mo-quan-tra-sua-thanh-cong

10+ bước chuẩn bị để mở quán trà sữa thành công

Admin Admin 05/08/2022

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Nhiều người đơn giản nghĩ rằng trà sữa thì ai cũng uống được. Nhưng hầu hết hiện nay, các quán trà sữa chỉ tập trung vào giới trẻ, một bộ phận nhân viên văn phòng và các hộ gia đình. Nếu không xác định rõ khách hàng mục tiêu thì rất khó để bạn đưa ra định hướng phát triển cửa hàng.

 

mở quán trà sữa

 

Các nhóm đối tượng chính mà bạn cần nhắm đến khi mở quán trà sữa:

-     Học sinh, sinh viên: theo thống kê, có đến 70% người uống trà sữa hiện nay là các bạn trẻ học sinh, sinh viên và chủ yếu họ tập trung mua theo nhóm. Với mức giá cả phải chăng, các bạn trẻ này thường chọn những quán trà sữa để học nhóm, nói chuyện, tán gẫu,... Bởi vậy bạn nên đi sâu vào đối tượng này là chính.

-     Các cặp đôi: thường sẽ đi uống trà sữa ở nơi mát mẻ, lãng mạn, có cảnh để ngắm,...

-     Nhân viên văn phòng: thường rủ nhau đặt mua trà sữa với số lượng lớn

-     Hộ gia đình: nếu mặt bằng kinh doanh ở các khu chung cư hay khu tập thể đông đúc, khu vui chơi thì đây cùng là nhóm đối tượng khách hàng đầy tiềm năng.

 

Bước 2: Xác định nguồn vốn để mở quán trà sữa

Tài chính được xem là yếu tố quan trọng nhất để kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào. Nếu không có nguồn vốn thì gần như mọi ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều bạn cần làm là huy động vốn từ nhiều phía để thực hiện hóa ý tưởng kinh doanh trà sữa của mình.

 

chi phí moqr quán trà sữa

 

Các khoản chi phí ban đầu sẽ bao gồm:

  • -     Chi phí thuê mặt bằng nếu bạn chưa có (chi phí theo kỳ hạn 6 tháng là tối thiểu)
  • -     Chi phí thuê người tư vấn và thiết kế quán
  • -     Chi phí sửa chữa quán
  • -     Chi phí mua trang thiết bị, máy móc cần thiết
  • -     Chi phí mua nguyên liệu
  • -     Chi phí duy trì cửa hàng: tiền điện nước, lương nhân viên, thuế,...
  • -     Chi phí truyền thông, đăng ký kinh doanh.

Lưu ý, bạn nên chuẩn bị số tiền dự phòng để bù lỗ và duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu. Đây là giai đoạn then chốt giúp khách hàng nhớ đến quán của bạn và những trải nghiệm sản phẩm tại đây. Để quán ổn định hơn thì bạn cần chi tiêu nhiều cho chương trình khuyến mãi và chiến dịch quảng cáo lúc mới mở.

Bước 3: Tìm hiểu về kinh doanh và lên menu đồ uống cho quán

Khi có ý tưởng kinh doanh đồ uống, bạn cần thực hiện tìm hiểu về kinh doanh và tạo menu các sản phẩm cho quán của mình.

  • -     Học hỏi kinh nghiệm từ nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Từ đó bạn sẽ có những kiến thức tốt để áp dụng vận hành quán tốt hơn.
  • -     Thu thập những sản phẩm cần thiết và nổi bật để lên danh sách đồ uống của quán. Đồng thời bạn sẽ có những mối liên hệ đến thiết kế cửa hàng hay chọn nguyên liệu giá tốt nhất.
  • -     Hiểu hơn về khách hàng và có những phương hướng xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng.

 

mở quán trà sữa

Nếu chưa có kinh nghiệm pha chế, bạn hãy nhờ những người có chuyên môn hoặc tham gia khóa học pha chế trà sữa tại các trung tâm. Bạn sẽ nắm được mở quán trà sữa cần gì và có sự chuẩn bị tốt nhất.

Bước 4: Chọn địa điểm kinh doanh

Bạn có thể tận dụng địa điểm sẵn có hoặc đi thuê các địa điểm khác bên ngoài. Sau khi phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu, bạn sẽ biết nên mở quán trà sữa ở đâu là phù hợp.

  • -     Gần trường học
  • -     Khu vực đông dân cư, các khi chung cư, khu tập thể
  • -     Tụ điểm vui chơi giải trí, các con phố có lượng người qua lại đông đúc

Nếu không thể chọn được địa điểm thật đẹp thì kinh doanh ở nơi có ít người cạnh tranh cũng là giải pháp không tệ. Nhưng vẫn phải nhớ rằng khu vực đó có khách hàng tiềm năng của bạn.

Bước 5: Lên ý tưởng mô hình kinh doanh

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu trà sữa lớn như Dingtea, Gongcha, Chago,... Ưu điểm của hình thức mua lại thương hiệu là bạn sẽ được cung cấp ng thức và nguyên liệu chuẩn của chuỗi cửa hàng này. Ngoài ra có thương hiệu nổi tiếng cũng giúp bạn kinh doanh dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. Riêng chi phí mua thương hiệu và nguyên vật liệu theo chuỗi là lên tới cả trăm triệu đồng. Hơn nữa các thương hiệu nổi tiếng chỉ được biết tới ở tại thành phố và ít phổ biến tại tỉnh ngoài.

 

mở quán trà sữa

 

Xây dựng thương hiệu riêng sẽ giúp bạn chủ động trong kinh doanh và tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu để chi trả cho các khoản phí khác. Bạn có thể tốn 5 triệu xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và 4 triệu tham gia một khóa học pha chế. Còn lại là chi phí thi ng, thiết kế.

Nếu khách hàng hướng đến học sinh, sinh viên thì quán cần được thiết kế trẻ trung, nhiều màu sắc. Nếu hướng đến đối tượng là các cặp đôi hay gia đình thì ý tưởng sẽ là không gian lãng mạn, ấm cúng.

Bước 6: Thiết kế và thi ng

Sau khi lên ý tưởng, bạn cần thực hiện bản vẽ và có thể nhờ người có chuyên môn thiết kế trợ giúp bạn phần này. Hãy tham gia giám sát thi ng để đảm bảo tiến độ và hạn chế tối đa thất thoát.

Bước 7: Hoàn thiện menu

Sau khi tham khảo kinh nghiệm và tham gia khóa học pha chế, giờ đây bạn cần xây dựng menu hoàn chỉnh nhất. Menu tốt sẽ là chia các nhóm đồ uống cụ thể, có khoảng 30 món trở lên, đồ uống thịnh hành và đang dạng hương vị, topping.

 

mở quán trà sữa

 

Bước 8: Nhập máy móc nguyên liệu

Cùng điểm qua một số dụng cụ, máy móc cần thiết khi mở quán trà sữa nhé.

  • -     Bình ủ trà: giúp bảo quản trà sữa. Dung tích 12 lít và cần sử dụng 2 – 3 bình.
  • -     Nồi nấu trà sữa
  • -     Máy xay đá
  • -     Máy làm lạnh trà sữa
  • -     Máy đo định lượng đường
  • -     Máy làm đá
  • -     Máy dập nắp hộp trà sữa

Các nguyên liệu cần thiết

  • -     Nguyên liệu trà
  • -     Nguyên liệu topping
  • -     Vật dụng khác: cốc đựng, màng đậy nắp, ống hút,...

Tất cả nguyên liệu máy móc bạn cần xem xét đến nguồn gốc xuất xứ và tham khảo nơi uy tín có giá cả tốt nhất.

Bước 9: Hoàn thiện thủ tục pháp 

Để đảm bảo sự hoạt động xuyên suốt của cửa hàng, bạn nên chủ động hoàn thiện thủ tục pháp lý như xin giấy phép kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu độc quyền,... Nếu có ý định phát triển thương hiệu lâu dài thì không nên coi thường bước này. Mọi thủ tục pháp lý được đăng ký đều được pháp luật bảo vệ và bạn sẽ hoàn toàn yên tâm.

Bước 10: Setup nhân sự

Nếu đã có kiến thức về pha chế trà sữa thì việc setup nhân sự sẽ dễ dàng hơn. Ban ngày bạn có thể thuê sinh viên. Những khung giờ cao điểm có thể xem xét huy động nguồn lực đông hơn. Nếu quán có mô hình kinh doanh nhỏ thì bạn có thể đứng pha chế chính và dạy lại cho có các nhân viên mới.

Bước 11: Đảm bảo quán hoạt động ổn định và lên kế hoạch truyền thông phù hợp

Trước khi khai trương, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân, khách hàng đến trong lúc quán chạy thử. Và xem xét phong cách phục vụ, chất lượng sản phẩm, quy trình vận hành. Sau khi chạy thử, bạn sẽ nhận ra nhiều điều cần thiết để bổ sung và hoàn thiện quán trước ngày khai trương.

Để chuẩn bị cho khai trương và phát triển lâu dài, bạn cần những chiến lược kinh doanh và truyền thông cụ thể. Nếu có thể hãy làm khảo sát chất lượng và xin thông tin để có thể thấu hiểu và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

 

mở quán trà sữa kinh doanh

 

Bên cạnh đó, việc lên chiến lược – kế hoạch marketing cũng rất quan trọng. Bạn có thể tổ chức các chương trình đặc biệt thu hút khách hàng như ý tưởng khuyến mại – ưu đãi mua hàng, giảm giá % hoặc tặng kèm sản phẩm. Khi đã có chương trình thì bạn cần quảng cáo, tiếp thị cho nhiều khách hàng biết đến. Có thể in phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên mạng xã hội, đăng tin bài, truyền miệng,...

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN